Ở Việt Nam, dấu vết của những làng nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ từ xa xưa đã tìm thấy trên các đồ gốm thời kỳ Phùng Nguyên và đạt đến trình độ kỹ thuật cao vào thời kỳ Đông Sơn. Có thể nói, nghề đan lát có mặt ở khắp nơi, đã và đang có vị trí rất quan trọng trong thời hiện đại .Trong các sản phẩm của nghề đan lát có không ít sản phẩm có tính mỹ thuật cao như các loại đồ đựng, các loại mâm, bàn ghế bằng song, mây, tre. Đấy là chưa kể đến các sản phẩm đạt trình độ thẩm mỹ và có giá trị nghệ thuật trong các cụng trình kiến trúc.
Nguồn gốc của những làng nghề đan ở nước ta
Nghề đan vốn đã có từ thời xưa, ngày xưa người dân vì không có đất và cuộc sống khó khăn nên đã tạo ra các công cụ để đơm đó, đánh lề, đan giỏ mò cua, bắt ốc. Từ nhu cầu kiếm sống đó mà nghề đan lát phát triển, không những sản xuất đủ dùng mà còn mang bán sang các vùng lân cận.
Làng nghề đan cói, lục bình
Làng nghề đan cói nổi tiếng ở nước ta rất nhiều như Thái Bình, Xuân Trường, Nình Bình,..... Trong đó Làng nghề cói Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Cây cói đã có ở vùng đất này gần hai thế kỷ và trải qua trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông. Những sản phẩm được làm từ cói như giỏ cói, túi xách,thảm cói,... là những mặt hàng mang phong cách độc đáo hướng tới môi trường,được ưa chuộng không chỉ trong nước và cả trên thế giới.
Làng nghề mây tre đan
Nghề mây tre đan cũng là một trong những nghề đan đã góp phần vào phát triển văn hóa của nước ta, những ngôi làng mây tre đan nổi tiếng như Phú Vinh, Tăng Tiến, Ninh Sở,... Phú Vinh là một trong số những làng nghề nổi tiếng về nghề làm mây tre đan từ thế kỳ XVII. Hiện làng này thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Với bề dày nghề mây tre đan truyền thống hơn 400 năm, Phú Vinh là quê hương của nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa làm ra những sản phẩm mây tre đan độc đáo, tinh xảo.Đây là làng nghề mây tre đan được biết đến với rất nhiều các sản phẩm đẹp mặt, tinh tế cùng hàng loạt các mẫu mã, phối màu sắc đa dạng.
Truyền thống văn hóa từ xa xưa được lưu truyền
Với mỗi làng nghề là một câu chuyện, một cội nguồn khác nhau nhưng tất cả đều bắt đầu từ những đôi tay của người nông dân xa xưa đã vẽ những văn hóa của làng nghề lên từng sản phẩm. Các sản phẩm của nghề đan như đèn chụp, mẹt, giỏ, túi đựng, túi xách... đã có mặt vào cuộc sống sinh hoạt của nhiều gia đình trong xã hội. Những làng nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ từ xa xưa đã tồn tại đến tận bây giờ, góp phần không nhỏ vào việc đưa văn hóa, truyền thống của đất nước ra thị trường quốc tế.
Góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xuất khẩu
Những làng nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ đã tạo lên công ăn việc làm cho rất nhiều người dân vùng thôn. Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 5,2 triệu lao động nông thôn. Mặc dù ngành Thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Do việc sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công phần lớn khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ và hầu như không phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu (ước tính chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu) nên thuộc nguồn hàng hóa có tính nội lực cao, đồng thời là ngành có điều kiện phát triển ở nhiều khu vực, vùng miền, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của những nơi này.