Trang chủ Liên hệ

Nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ tại việt nam

Đỗ Duy 30/03/2021

Những Nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn hoàn mỹ. Nghề đan đồ thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam.  Nghề đan đã góp phần để nhóm nghề thủ công có thể đứng trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. Nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Dưới đây là những nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở nước ta.

Mây tre đan thủ công mỹ nghệ

Nghề đan mây tre ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trước. Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, hiện nay nghề mây tre đan đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Hiện nay, mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều người dân nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt  là các nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga. Mây tre đan đang là mặt hàng rất phát triển hiện nay, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên để sản phẩm đến được tay khách hàng phải qua rất nhiều khâu trung gian nên giá thành sản phẩm đã tăng lên rất nhiều. Các công đoạn sản xuất mây tre đan rất cầu kỳ, bao gồm chọn nguyên liệu rồi tuốt, phơi, chẻ nan, sấy… Sau đó, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ đan thành sản phẩm. Hiện nay, ngoài những sản phẩm cổ truyền, các mặt hàng mây tre của làng nghề Phú Vinh còn kết hợp với những vật liệu như gốm, sứ, gỗ, sắt… để cho ra đời những sản phẩm đẹp và phong phú.

 

Cây cói đan thủ công mỹ nghệ

Ở Việt Nam, cói mọc và được trồng ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Hai loài chủ yếu được trồng là cói bông trắng (Cyperus tegetiformis) và cói bông nâu (Cyperus corymbosus). Cói được dùng chủ yếu để dệt chiếu cói và sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ từ cói như: giỏ cói, thảm cói, túi xách, mũ cói và nhiều các mặt hàng khác được ưa chuộng. Khi dùng dệt chiếu thì sợi cói được đem chẻ mỏng, phơi khô rồi đem dệt. Sợi cói cũng có thể đem xe lại làm sợi lớn hơn thay vì dùng ở dạng sợi nguyên. Với sản phẩm cói, thị trường quốc nội tiêu thụ 30% sản lượng cói, phần còn lại được xuất cảng.

Cây lục bình đan thủ công

Cây lục bình thường trôi lang thang trên các dòng sông, rồi tấp vào các dải đất ven sông hoặc quanh các cù lao. Cây lục bình có mặt hầu hết ở các vùng miền trong cả nước với danh nghĩa như một một thực vật gây hại cho người dân nhưng lại giàu tiềm năng cho ngành đan lát. Người ta cắt cây lục bình sát gốc, vạt bỏ lá, rồi đem phơi ngoài nắng vài ba hôm cho lục bình héo khô, thế là thành cây nguyên liệu để đan các sản phẩm lục bình.  Các sản phẩm lục bình được ưa thích như giỏ, hộp đựng, sọt, thảm,... Các sản phẩm được làm từ lục bình rất mới lạ, màu sắc bắt mắt, chất liệu bền bỉ, thân thiện môi trường,...

 

Nghề đan đồ thủ công mỹ nghệ tại việt nam đã góp không ít vào nền kinh tế nước nhà. Các sản phẩm từ đan thủ công được nước ngoài yêu thích, góp phần đưa văn hóa, truyền thống làng nghề của đất nước tới thị trường quốc tế. Nghề đan cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần vào kinh ngạch xuất khẩu của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta nên gìn giữ và phát triển nghề tốt hơn nữa.

Bài viết liên quan