Order home decoration products / Nhận đặt hàng vật phẩm trang trí trong nhà hoặc ngoài trời.
vattrangtri.com

Nghề đan cói thủ công mỹ nghệ Handicraft tại Việt Nam

Nguyễn Thế Lâm 10/04/2021

Nghề đan cói thủ công mỹ nghệ, chỉ các loại hình sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay. Dưới sự hỗ trợ của công cụ đơn giản mà tạo nên sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống. Nói cách khác, sản phẩm thủ công mỹ nghệ – Handicraft; là kết quả từ bàn tay của nghệ nhân thủ công. Chúng phô bày vẻ đẹp của sự khéo léo cùng kĩ thuật truyền thống; chúng không được tạo ra từ quá trình sản xuất máy móc hàng loạt.

Các loại nghề thủ công Việt Nam là sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay

Thủ công mỹ nghệ (Handicraft) là gì?

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Handicraft) được thiết kế những vật dụng thực tiễn; ngoài ra phần nhiều mang tính chất trang trí thẩm mỹ. Vì vậy, sản phẩm thủ công có giá trị từ sự khéo tay lẫn khả năng kiên nhẫn từ nghệ nhân. Nhiều mặt hàng thủ công sử dụng vật liệu tự nhiên (đa phần là vật liệu bản địa). Trong khi một số khác được chế tác từ các loại vật liệu phi truyền thống như Nhựa Polypropylen; (như thảm nhựa, túi nhựa, giỏ nhựa…). Vật liệu chế tác Handicraft thường thấy là: sợi cói tự nhiên, tre, nữa, mây; gốm, đá, xương, thủy tinh; gỗ hoặc thực vật bản địa; giấy; kim loại…

thiết kế đơn giản với những đôi tay của người dân lành nghề

Tương tự như Nghệ thuật dân gian. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang ý nghĩa văn hóa truyền thống; thậm chí cả đặc trưng tôn giáo. Nhiều loại hình thủ công có độ tuổi hàng trăm năm, bén rễ trong các cộng đồng dân cư; (như làng nghề, phố nghề truyền thống). Dù có bị mai một thì đang dần được hồi sinh trở lại. Cùng lúc đó, nhiều loại hình thủ công mới được khai thác; được ưa chuộng và trở nên phổ biến. Có thể nói, Thủ công (Handicraft) là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, nghệ thuật và thiết kế.

Những vật liệu đặc trưng làm thủ công mỹ nghệ

Qua vật liệu đặc trưng, Thủ công mỹ nghệ (Handicraft) chia thành nhiều loại hình đa dạng. Mỗi một loại có lịch sử phát triển từ lâu đời song hành cùng sự phát triển văn hóa nhân loại. Có thể liệt kê như: dệt và thêu truyền thống, nghệ thuật cói, mây tre đan, nghệ thuật gốm, mosaic, làm rối/búp bê, điêu khắc, thư pháp (calligraphy), khảm xương, tranh in (printmaking) gấp giấy…

Sản phẩm thủ công của Việt Nam có rất nhiều hình thức khác nhau

Làm vật đụng túi giỏ mũ handmade là một ví dụ về Thủ công (Handicraft). Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình thức như chiếc làn đi chợ được chế tác từ tre hoặc cói. Chế tác từ cây hay phổ biến nhất vẫn là vật liệu đan sợi (sợi cói, sợi mây, cây tre, cây nứa…); kết hợp với bàn tay người thợ…tạo ra các thiết kế tuyệt đẹp như túi cói, giỏ cói, ví cói. Không chỉ vậy, cùng sự sáng tạo không giới hạn; đồ vật dụng hoàn toàn có thể độc và lạ như thảm hoặc đồ trang trí.

Thủ công mỹ nghệ với nghề đan cói

Từ cây cói tròn mảnh mai, với bàn tay khéo léo và sức sáng tạo không ngừng. Người dân Việt Nam đã tạo ra không biết bao nhiêu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Mỗi sản phẩm từ cói gửi gắm trong đó tình cảm mặn mà truyền thống lao động cần cù sáng tạo. Handicrafts ep sẽ đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến với bạn bè các châu lục.

Mỗi sản phẩm từ cói gửi gắm trong đó tình cảm mặn mà truyền thống lao động cần cù sáng tạo

Theo lịch sử, nghề chế biến cói đã có từ lâu và nghề gắn liền với cây lúa để nuôi sống người dân. Nhưng nghề này được tổ chức một cách quy mô từ những năm đầu thế kỷ XX. Với sự hỗ trợ của người Hoa đến đây lập nghiệp đã xây dựng một số xưởng dệt. Từ các xưởng này, không những phục vụ đồng bào trong nước và cũng đã đến được các nước trên thế giới.

Những sản phẩm thủ công đặc trưng mang đậm nét Việt

Hằng năm nghề thủ công đã xuất khẩu nhiều lô hàng tới các nước trên thế giới. Từ đôi chiếu cải, chiếu hoa cho các gia đình đến chiếc làn, chiếc giỏ cho người đi chợ; rồi cốc, khay, đệm, đĩa… tất cả đã trở thành đồ dùng quen thuộc gắn bó với đời sống con người. Trở thành nguồn sống của những người nông dân Việt. 

Bên cạnh hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói, gần đây người dân còn sáng tạo các đồ mỹ nghệ. Ví dụ như bằng thân cây bèo, bồng, thân cây lúa thơm để xuất khẩu. Mặc dù có những khó khăn về phát triển diện tích trồng cói cũng như nghề chế biến cói. Một số địa phương cũng như người dân Việt Nam gắn bó và đang nỗ lực duy trì.

Bạn đang xem: Nghề đan cói thủ công mỹ nghệ Handicraft tại Việt Nam
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon

Giỏ hàng