Làng nghề đan cói xuất khẩu liệu có bị mai một
Nghề đan cói thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn mỹ. Hiện nay, nghề đan cói thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam. Nhưng những làng nghề đan cói xuất khẩu liệu có bị mai một không khi mà các sản phẩm công nghiệp hiện đại ngày nay càng ngày càng phát triển hơn với mẫu mã đẹp, bắt mắt, giá rẻ?
Nguồn gốc nghề đan cói
Nghề đan vốn đã có từ ngày xưa, người dân vì không có đất và cuộc sống khó khăn nên đã tạo ra các công cụ để đơm đó, đánh lề, đan giỏ mò cua, bắt ốc.Từ nhu cầu kiếm sống đó mà nghề đan lát phát triển, trải qua thời gian dài từ người nông dân đã trở thành các nghệ nhân đan cói lành nghề, kinh nghiệm được tích lũy qua bao thế hệ mà thành. Từ các sản phẩm chỉ phục vụ cuộc sống nay đã trở nên đa dạng và bắt mắt hơn như túi cói thời trang, túi xách, chậu cói, thảm cói,... được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Nghề đan cói xuất khẩu đã từng bị mai một
Đã có một thời gian khi các sản phẩm làm từ cói bị mai một bởi lý do không có nguồn tiêu thụ, cùng với đó các nghệ nhân của làng nghề cũng đã lớn tuổi. Các sản phẩm từ nhựa xuất hiện với mẫu mã đẹp, bắt mắt, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đã khiến các sản phẩm nhựa được vô cùng ưa chuộng vì giá rẻ và kéo dài tới tận ngày nay. Để so sánh với các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên như cây cói như độ bền ngắn, khó bảo quản thời gian dài, giá thành khá cao so với đồ nhựa, các vật dụng từ cói đã không thể chiếm được thị trường. Mất đi thị trường tiêu thụ, các nghệ nhân dần chuyển sang các nghề khác để mưu sinh, nghề đan cói dần dần bị mai một.
Sự trở lại của nghề đan cói
Cho tới những năm gần đây, nhiều yếu tố đã tác động tới thị trường tiêu thụ các sản phẩm làm từ cây cói tự nhiên , một trong số đó là tác hại của nhựa đang ảnh hưởng tới môi trường đã giúp nghề đan cói quay trở lại thị trường. Cùng với kinh nghiệm lâu năm của những nghệ nhân đan cói được truyền lại, các sản phẩm đã trở lên đa dạng hơn, mẫu mã bắt mắt hơn phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm từ cói ở trong nước vẫn chưa được người dân sử dụng nhiều, thị trường quốc nội chỉ tiêu thụ 30% sản lượng cói, phần còn lại được xuất cảng. Nghề đan cói đang khôi phục với nhiều làng nghề hơn đã tạo công ăn việc làm cho người nông dân.
Những làng nghề đan cói xuất khẩu liệu có bị mai một không phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Mỗi một sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu đều góp phần vào phát triển kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho những người nông dân nghèo ở vùng nông thôn. Đưa truyền thống văn hóa của đất nước tới thế giới bằng những đôi tay thủ công lành nghề. Và quan trọng nhất các sản phẩm làm từ tự nhiên sẽ chung tay góp phần bảo vệ môi trường, giảm thải rác thải nhựa ra môi trường.