Cây Cói tên khoa học là Cyperus. Ở Việt Nam, cói mọc và được trồng ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Hai loài chủ yếu được trồng là cói bông trắng (Cyperus tegetiformis) và cói bông nâu (Cyperus corymbosus). Cói được dùng chủ yếu để dệt chiếu cói và sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ từ cói như: giỏ cói, túi, làn, dép, mũ cói và nhiều các mặt hàng khác được ưa chuộng. Khi dùng dệt chiếu thì sợi cói được đem chẻ mỏng, phơi khô rồi đem dệt. Nhưng cây cói làm đồ thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa gì cho nền kinh tế đang phát triển của đất nước, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của nghề đan thủ công mỹ nghệ từ cây cói
Nghề đan cói thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn mỹ. Lúc đầu, Cây cói được dùng chủ yếu để dệt chiếu cói, ngay nay cây cói được đan thành túi, giỏ, hộp, mũ cói và nhiều các mặt hàng khác được ưa chuộng. Ở nước ta, làng nghề đan cói vô cùng nhiều như thái bình, ninh bình,... Trong đó làng nghề nổi tiếng nhất là Làng cói Kim sơn thuộc ninh bình.
Gìn giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời của nghề đan
Nghề đan cói đã có từ rất lâu đời ở nước ta, từ những sản phẩm thô sơ như chiếu cói mà đến ngày nay các trở thành các sản phẩm như giỏ, túi, hộp, mũ,..... Các sản phẩm làm từ cói đã trở nên rất đa dạng với đôi tay của người nghệ nhân đã được tích lũy kinh nghiệm thời gian dài. Từng sản phẩm được tạo ra là từng nét đẹp, truyền thống lâu đời của từng làng nghề cói được khắc lên bởi đôi tay người thợ. Các sản phẩm khi được xuất khẩu ra nước ngoài giúp quảng bá văn của đất nước ra thế giới.
Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân làng quê
Nghề đan cói đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân ở vùng nông thôn, Nông dân ta mang truyền thông là nghề lúa nước, nghề đan đa góp phần vào những khoảng thời gian chờ thu hoạch đã tạo thêm công việc cho người dân để tăng thu nhập. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói được thị trường nội địa sử dụng 30% còn lại là xuất khẩu ra nước ngoài. Đan cói thủ công mỹ nghệ đã đóng góp việc phát triển ngành nghề thủ công là một biện pháp chính sách hữu hiệu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa và giải quyết vấn đề an sinh xã hội… Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến các tập quán lao động, an toàn và sức khỏe của công nhân, sản xuất sạch-thân thiện với môi trường…